Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã khánh thành dự án nhà máy nhiệt điện Mạo Khê.
Dự án có tổng mức đầu tư hơn 577 triệu USD, được xây dựng trên diện tích khoảng 70 ha, thuộc 3 xã Bình Khê, Xuân Sơn và Tràng An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.
Trong quy hoạch phát triển điện VII của quốc gia, dự án nhiệt điện than Mạo Khê có vai trò quan trọng. Dự án có tổng công suất lắp máy là 440MW, cấu hình 2 lò 2 máy. Để tận dụng triệt để nguồn than xấu, nhiệt trị thấp khó đốt ở khu vực Mạo Khê – Quảng Ninh, dự án sử dụng công nghệ phát điện đốt than xấu lò hơi tầng sôi tuần hoàn tiến tiến trên thế giới hiện nay (CFB), có thể đốt tối đa than Antraxit có nhiệt trị thấp dưới 4000Kcal/Kg. Đây cũng là nhà máy điện có lò hơi CFB đơn công suất lớn, đã đưa vào vận hành tại Việt Nam và là nhà máy nhiệt điện đốt than đầu tiên tại Việt Nam hoàn thành trước tiến độ.
s
Ba năm trước, liên danh nhà thầu KAIDI bao gồm Công ty cổ phần điện lực Kaidi Vũ Hán, Công ty TNHH công trình điện lực Kaidi Vũ Hán và Công ty WULFF của Đức đã trúng thầu dự án này, thông qua hình thức đấu thầu công khai quốc tế và xây dựng dự án này với hình thức tổng thầu EPC. Giá trị hợp đồng EPC là 429 triệu USD, phạm vi công việc bao gồm thiết kế, mua sắm, vận chuyển thiết bị, xây dựng, lắp đặt, hiệu chỉnh, chạy thử, thí nghiệm thông số bảo hành và đào tạo. Theo hợp đồng, tiến độ thực hiện dự án này là 42 tháng. Tuy nhiên, tổ máy 1 của dự án Mạo Khê được đưa vào vận hành thương mại ngày 1/10/2012, sớm hơn 1 tháng, tổ máy 2 của dự án Mạo Khê được đưa vào vận hành thương mại ngày 18/1 vừa qua, sớm hơn 3,5 tháng so với hợp đồng.
Ông Cao Đạo Trung – Giam1 đốc công trường dự án Mạo Khê khẳng định: “Để tiến độ dự án hoàn thành vượt thời gian, chủ yếu do ba yếu tố thứ nhất, nhà máy điện Mạo Khê nhận được sự quan tâm và giúp đỡ to lớn từ các lãnh đạo và cơ quan quản lý các cấp, giúp chúng tôi có được điều kiện và môi trường thi công đảm bảo. Thứ hai là nhà thầu KAIDI cùng với chủ đầu tư và công ty tư vấn của chủ đầu tư, có mối quan hệ hợp tác rất mật thiết, đảm bảo cho công việc ở công trường được triển khai thuận lợi. Thứ ba là tổng thầu xây dựng nhà máy phải có đủ năng lực xây dựng nhà máy nhiệt điện và kinh nghiệm quản lý dự án quốc tế dồi dào. Cả ba yếu tố trên tôi cho rằng thiếu yếu tố nào cũng không thể được”.
Trong quá trình thi công, căn cứ vào các đặc điểm của dự án Mạo Khê, theo yêu cầu quản lý dự án quốc tế, KAIDI áp dụng lý luận và phương pháp công trình hệ thống, tổ chức thi công khoa học, kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, chú trọng an toàn công trình. KAIDI cũng đã nghiêm túc thực hiện quản lý thi công theo tiêu chuẩn quốc tế ISO9000, ISO14000 và OHSAS18000, thực hiện toàn diện theo tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn và môi trường quy định trong hợp đồng EPC.
Bên cạnh đó, thiết bị của nhà máy điện Mạo Khê được cung cấp bởi những đơn vị cung cấp thiết bị hàng đầu thế giới và của Trung Quốc. Ví như Lò hơi CFB, do công ty Foster Wheeler (FW) – Mỹ đảm nhiệm, Tuabin sử dụng sản phẩm của Tuabin Đông Phương với kỹ thuật thành thạo, máy phát điện sử dụng sản phẩm của điện khí Thượng Hải có tính ổn định trong vận hành cao, máy biến áp chính sử dụng sản phẩm của Công ty ABB. Việc lựa chọn này làm nâng cao giá thành sản phẩm và quan trọng là trải qua quá trình thí nghiệm thông số bảo hành, kết quả các chỉ tiêu tính năng đều đáp ứng, thậm chí tốt hơn so với cam kết trong hợp đồng.
Vì vậy, khi hoàn thành, nhà máy điện Mạo Khê là một nhà máy điện bảo vệ môi trường hiện đại, hiệu quả cao, tiết kiệm năng lượng theo công nghệ tiên tiến và tiêu chuẩn bảo vệ môi trường quốc tế. Với số giờ vận hành mỗi năm vượt trên 6.500 giờ, nhà máy sẽ cung cấp lên lưới điện quốc gia gần 2,86 tỷ KWh. “Sản lượng đó không chỉ góp phần giảm bớt sự thiếu hụt về điện của Việt Nam, mà còn giúp điều tiết phụ tải và ổn định an toàn lưới điện quốc gia. Mặt khác, việc xây dựng nhà máy điện Mạo Khê cũng thúc đẩy sự phát triển kinh tế huyện Đông Triều, Quảng Ninh và khu vực xung quanh, mang lại lợi ích kinh tế và xã hội lớn lao”, ông Trần Văn Giang, Trưởng ban quản lý Dự án Nhiệt điện Mạo Khê nhận định.
Vinacomin là một trong số những tập đoàn nhà nước có năng lực tổng hợp nhất Việt Nam, ngành nghề kinh doanh chủ yếu là công nghiệp than, công nghiệp khoáng sản – luyện kim, công nghiệp điện, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí… Hiện tập đoàn có 5 nhà máy điện đầu tư 100% vốn chủ sở hữu, tổng công suất lắp máy 1600MW, là đơn vị có kinh nghiệm phong phú, chuyên nghiệp, nhiều thành tích trong lĩnh vực xây dựng và vận hành nhà máy điện CFB tại Việt Nam.
(Nguồn: Vinacomin)